Kintsugi – Nghệ thuật vá gốm bằng vàng, tái sinh vụn vỡ


Mei, Về Nhật Bản / Saturday, July 3rd, 2021

Ở Nhật, đôi lúc người ta không vứt đi những món gốm sứt mẻ hay bể vỡ. Thay vào đó, những mảnh gốm vỡ được hàn gắn một cách tỉ mỉ bằng vàng, được gọi tên đầy văn nhã – Kintsugi; và  đây trở thành một triết lý sống được rất nhiều người Nhật ứng dụng.

kintsugi-nghe-thuat-va-gom-bang-vang-tai-sinh-vun-vo
Bát gốm đang được vá bằng lá vàng

Kintsugi – Nghệ thuật vá gốm bằng vàng, tái sinh vụn vỡ

Nghệ thuật vá gốm bằng vàng

Kintsugi (hay còn được gọi là kintsuguroi) nghĩa là “kết nối với vàng”. Những nghệ nhân sẽ gom nhăt những mảnh gốm vỡ. Sau đó, sử dụng hỗn hợp keo dán đặc biệt (resin) hoặc sơn mài trộn ghép chúng lại với nhau. Cuối cùng, phủ lên những vết gắn bằng vàng, bạc hoặc bạch kim. Sau quá trình kỳ công có thể mất hàng tháng trời này, các món gốm sứ sẽ được phục chế, còn trở nên đẹp hơn so với ban đầu, như một tác phẩm nghệ thuật.

kintsugi-nghe-thuat-va-gom-bang-vang-tai-sinh-vun-vo
Chawan thiên mục được phục chế bằng vàng

Và kỹ thuật vá gốm bằng vàng – kintsugin cũng không hề đơn giản, chúng được chia làm 3 cách thức hàn gắn chính:

  • Hàn gắn – Hibi: phương pháp này áp dụng cho vết nứt nhỏ hay gắn các mảnh vỡ trên món đồ bằng keo – sơn mài – vàng. Đây là phương pháp cơ bản nhất của Kintsugi.
  • Thay thế – Kake no kintsugin rei: nghệ nhân sẽ sử dụng keo – vàng hoặc hợp chất vàng để lấp đầy hay thay thế những mảng gốm bị thiếu để hoàn thiện.
kintsugin-nghe-thuat-va-gom-bang-vang-tai-sinh-vun-vo
Bát gốm Shino được và bằng hình thức chắp vá
  • Chắp vá – Yobi tsugi: các mảnh vỡ bị thiếu trong món gốm sẽ được thay thế  bằng một mảng vỡ khác hoặc sử dụng viên đá lấp lánh lấp đầy khoảng trống, tạo nên sự độc đáo của món gốm khi được “tái sinh”.

Các nghệ nhận có thể phối hợp các phương thức với nhau, hoặc sử dụng các phương thức riêng biệt mà không cần áp dụng một quy tắc nào cả để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật.

Kintsugi  – Tái sinh vụn vỡ

Không chỉ là một nghệ thuật phục chế tinh xảo, kintsugi còn là một phép ẩn dụ đẹp đẽ, một triết lý sống đầy nghị lực. Thay vì, tìm cách che dấu những hư tổn trên món đồ, người Nhật lại chọn cách chấp nhận và tôn vinh chúng như một phần không thể thiếu, khuyết khuyết và chân thật.. Một vẻ đẹp từ những điều không hoàn hảo – wabi sabi – tất cả là vô thường, thậm chí là dở dang.

kintsugin-nghe-thuat-va-gom-bang-vang-tai-sinh-vun-vo
Bát gốm được gắn định hình trước khi vá vàng

Loài người những cá thể mong manh hơn lớp bề ngoài của họ. Nỗi đau tinh thần họ gặp phải tựa như những món đồ gốm vỡ nát sau cú rơi.

Nứt. Mẻ. Vỡ tan thành trăm ngàn mảnh.

Nỗi đau rồi sẽ qua, vết thương rồi sẽ lành, nhưng lành rồi đâu phải không còn đau đớn phải không nào. Vết thương vẫn ở đó âm ỉ đêm ngày; nhưng điều đó không nên là lý do để vùi mình vào góc tối của bản thân, dừng việc theo đuổi ước mơ, nuôi dưỡng những hy vọng. Cũng bởi, tựa những món đồ gốm, nơi vết thương là nơi ánh sáng đi vào trong tâm hồn. Tổn thương sẽ trang trí cho tâm hồn bạn đẹp hơn, vẻ đẹp của sự trưởng thành, đầy bản lĩnh. Nỗi ưu thương tựa nhưng những nét vàng hàn gắn, tô điểm và tái sinh vụn vỡ; từ đó, trưởng thành hơn bao giờ hết.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *