Bạn có đang mắc căn bệnh ‘sợ cô đơn’?


Mei, Soul / Saturday, January 25th, 2020

Bạn luôn có cảm giác tách biệt với bạn bè, người thân? Đôi lúc bạn cảm thấy hoảng hốt khi thấy mình lạc lõng giữa những mối quan hệ. Bạn không ngừng kết nối, tìm  kiếm sự tương tác để khỏa lấp những khoảng thời gian mà bản thân có.

Liệu bạn đang là mắc phải ‘căn bệnh sợ cô đơn’?

Nỗi sợ cô đơn và vũng lầy tâm lý?

Hội chứng Autophobia (Fear Of Being Alone) hay còn được biết dưới tên khoa học là Monophobia, Isolophobia, hoặc Eremophobia; đây là tâm lý phát sinh khi cảm giác thiếu hạnh phúc, thiếu sự quan tâm của mọi người. Nó còn xuất phát từ những điều không mấy hài lòng về chính bản thân: năng lực, sự độc lập, mối quan hệ… và phần nào đó là sự thiếu tự tin.

Thế nhưng! Bạn có thật sự mắc phải ‘căn bệnh sợ cô đơn’?

Theo nghiên cứu cho rằng nguyên nhân chủ yếu của những nỗi sợ cô đơn bắt nguồn từ những chấn thương tâm lý ngày thơ bé khi người họ thương yêu vì một lý do nào đó biến mất (hoặc rời đi), đôi khi là bắt nguồn do tổn thương tâm lý từ những gia đình không mấy hạnh phúc. Ngoài ra, hội chứng tâm lý này có thể vì lý do thay đổi đột ngột (hoặc mất  đi)  về nguồn tài chính và về mặt cảm xúc.

Các cá nhân thường có xu hướng chung: quá mức lo lắng, nhạy cảm, tâm lý dễ bị tác động bởi các mối quan hệ xung quanh… thường có khả năng rơi vào hội chứng này khá cao.

Hội chứng ám sợ cô đơn – AutophobiaRất nhiều cá nhân cho biết họ đã tìm đến các nhà trị liệu vì nỗi sợ cô đơn và những…

Người đăng: WhyPsychology vào Thứ Bảy, 11 tháng 11, 2017

Các triệu chứng thường thấy của các cá nhân đang rơi vào hội chứng sợ cô đơn thường: Lo lắng – Tức giận – Ghen tuông – E ngại – Trầm cảm

Trong quá trình lo lắng hay hoảng loạn thường kèm theo các triệu chứng như: run rẩy, buồn nôn, nhức đầu, đau ruột, nhịp tim gia tăng nhanh, thở nhanh… ngay khi nghĩ đến việc bản thân sẽ bị bỏ rơi một mình.

Nỗi sợ cô đơn thường thấy trong hều hết các mối quan hệ của các nhân mắc phải, thậm chí tác động đến các mối quan hệ xa hơn trong công việc, giao tiếp, xã hội của người đó. Chẳng hạn như: họ luôn cảm giác nghi ngờ vợ/ người yêu ngoại tình chỉ vì những hành động nho nhỏ, họ luôn cảm giác đồng nghiệp của họ bỏ rơi họ trong những cuộc nó chuyện….

Bạn có đang chìm vào nỗi sợ cô đơn hay vũng lầy tâm lý, khi mà:

  1. Bản thân bạn không ngừng ám ảnh về sự kết nối, và tương tác của mọi người; thâm chí quá tham lam đòi hỏi trong các mối quan hệ?
  2. Bạn mong mỏi sự chú ý, quan tâm từ những người khác, kể cả những cá nhân bạn mới gặp lần đầu.
  3. Bạn mang hi vọng, tâm thái đòi hỏi trong những mối quan hệ?
  4. Bạn thường xuyên cảm thấy nhàm chán, mong muốn chạy theo những chuyện vui và không chấp nhận ở một mình khoảng vài ngày

Nếu bạn nhìn thấy bản thân mình dù chỉ MỘT trong 4 điều trên thì thật may mắn, bạn chỉ đang chơi vơi trong vũng lầy tâm lý (về sự cô đơn, sự cô độc) mà thôi.

Nỗi sợ cô đơn hay chỉ là mong mỏi thoát khỏi sự nhàm chán?

Bạn đang làm quá những mong muốn, hi vọng của bản thân và vô tình khiến mình lệ thuộc vào những thái độ và hành động của người khác. Từ đó sinh ra những cảm xúc cô đơn, tâm lý tiêu cực, sự lạc lõng khi không được đáp trả như mong đợi. Với một số khác sẽ là việc theo đuổi những niềm vui, loại bỏ cảm giác chán nản.

Chấp nhận sự Cô đơn- Kỹ năng sống thật sự quan trọng!

Một sự thật như đùa mà không mấy ai cũng biết đó là: việc chấp nhận và làm bạn với cô đơn chính là một kỹ năng quan trọng. Bạn sẽ chẳng được ai dạy điều này ngoài chính bản thân của bạn.

Cô đơn hay cô độc không chỉ dành cho khoảng thời gian dài một mình nhưng mọi người vẫn nghĩ, mà đây có thể là những lúc bạn chỉ đang ở một mình với tâm trạng lạc lõng, nhàm chán về những thứ xung quanh.

“Mọi vấn đề của nhân loại đều bắt nguồn từ việc con người không học cách chấp nhận sự cô đơn.” – Pascal

Thật vậy, nhà khoa học lỗi lạc Blaise Pascal đã hoàn toàn đúng về điều này. Con người lo sợ mình sống trong thầm lặng, họ lo sợ việc chẳng-là-gì-cả của một-ai-đó và cả nhiều những mối quan hệ khác. Họ lo sợ bản thân trở nên ‘vô hình’ với những người sống bên mình và bằng cách này và các khác họ cố gắng thể hiện sự tồn tại mình.

Nỗi sợ cô đơn và mong muốn chứng tỏ bản thân.

Và cùng với đó, những cảm xúc vùng lên chỉ để cố chứng minh rằng họ tồn tại.

Tranh cãi – Giận dỗi – Dễ dàng cáu gắt – Thể hiện sự tiêu cực: khóc, lớn tiếng,… Thế nhưng, điều này không thường mang lại hiệu quả nhưng mong đợi, hoặc chúng chỉ có tác dụng trong một số lần đầu sử dụng.

Uhm, chúng ta hãy dành ít phút để ngẫm lại những điều tuyệt vời mà sự cô đơn mang lại nhé!

  1. Đa số chúng ta sẽ làm việc tập trung hơn khi không bị ai quấy rầy, (1 khoảng thời gian ngắn của sự cô đơn) thay vì, những chiếc điện thoại reo inh ỏi, hộp messenger đầy ắp, âm báo notification từ một ứng dụng social nào đó.
  2. Bạn sẽ cảm thấy một ngày nhàm chán khi không có việc gì để làm hay ai đó để nói chuyện. Nhưng, thật sự bạn không có công việc hay điều gì đó để thực hiện hay không? Hay đơn giản bạn đang không biết bạn muốn gì lúc này.

Một giải pháp tuyệt vời và là kỹ năng sống quan trọng mà ai cũng phải biết đó là Chấp nhận cô đơn, dễ hiểu hơn là hãy đối mặt với nó. Hãy để sự cô đơn, những khoảng thời gian nhàm chán đưa bạn đến những điều tuyệt vời khác. Một căn phòng vắng không phải là nó không thú vị chỉ là bạn chưa khám phá nó mà thôi. Làm bạn với sự cô đơn sẽ giúp bạn đào sâu hơn những vấn đề mình đang tìm tòi (hay chưa hay biết); hoặc sẽ hiểu hơn/ nhận thức hơn bản thân và từ đó học được cách kết nối những phần của bản thân hiện vẫn đang còn xao lãng.

“Việc gì mình phải chịu đựng sự cô đơn?”- khi đời người có quá nhiều cám dỗ?

Thế giới càng tiến bộ, cuộc sống ngày càng đòi hỏi mỗi người không chỉ về kiến thức, kỹ năng, tư duy để làm những điều giới hạn của suy nghĩ. Không chịu đựng được sự cô đơn sẽ là mỏ neo kéo bạn đến với những lối suy nghĩ hời hợt, chạy theo niềm vui, lãng quên những giá trị mà bản thân mình. Thay vì, đốt hết thời gian trong nỗi buồn chán hay ôm chiệc điện thoại hãy tận hưởng sự cô đơn theo cách riêng của bạn.

Chấp nhận sự cô đơn- Kỹ năng sống thật sự quan trọng mà không phải ai cũng biết!

Lời cuối: Sẽ chẳng mấy ai thích làm bạn với cô độc, tịch mịch cả một đời nhưng đôi phút giây trong cuộc sống chấp nhận sự cô đơn, nhàm chán sẽ là khoảng thời gian tuyệt vời giúp bạn tạo nên những điều phi thường, hay tự mình khám phá bản thân và thế giới.

Bài viết được viết theo quan điểm cá nhân khi nghiên cứu từ các nguồn thông tin.

Vui lòng lịch sự khi tranh luận, phản biện.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *